Tổng hợp các ngành kinh tế khối D được săn đón nhất

Khối D là một trong những khối ngành được rất nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng. Vậy các ngành kinh tế khối D gồm những ngành gì? Cơ hội việc làm của các ngành ra sao? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu ngay với bài viết dưới đây nhé!

Danh sách các ngành kinh tế khối D được săn đón nhất

Ngành Quản trị kinh doanh

Các doanh nghiệp tại Việt Nam và nước ngoài đang cần một lượng lớn nhân lực trẻ với chuyên môn vững vàng và bắt kịp với xu thế phát triển ngày nay.

Theo học ngành Quản trị kinh doanh sinh viên sẽ được đào tạo bài bản các kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu về quản trị marketing, quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính ngân hàng. Cũng như các kỹ năng cần thiết cho công việc khi ra trường như: lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm, nghiên cứu thị trường, truyền thông thương hiệu, marketing sản phẩm, khảo sát và tìm kiếm thị trường kinh doanh, kỹ năng đàm phán và giải quyết các vấn đề trong kinh doanh…

Sinh viên ra trường có thể làm việc ở các doanh nghiệp Việt Nam hay nước ngoài với vị trí là: chuyên viên xây dựng chiến lược, nhân viên kinh doanh, phát triển thị trường và tìm kiếm đối tác,… và khi đã tích lũy đủ các kinh nghiệm và kiến thức các bạn có thể đảm nhiệm các vị trí như: giám đốc điều hành – CEO, trưởng phòng marketing, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng hành chính nhân sự,…

Khoi-D-hoc-kinh-te-duoc-khong
Khối D học kinh tế được không?

Xem thêm: Tư vấn tuyển sinh: Học khối C thi khối D được không?

Ngành Tài chính ngân hàng

Sinh viên theo học ngành Tài chính ngân hàng sẽ được đào tạo các kiến thức về: phân tích tài chính, đầu tư thị trường, phân tích dụ báo liên quan đến tài chính và các nghiệp vụ ngân hàng thương mại…

Ngoài ra các bạn sinh viên còn được đào tạo các kỹ năng mềm như: giao tiếp với khách hàng, thuyết phục khách hàng, giới thiệu sản phẩm, quản lý thời gian, khả năng phân tích và làm việc nhóm…

Ngành Tài chính ngân hàng khá đa dạng với nhiều chuyên ngành gồm: chuyên ngành quản lý tài chính công, chuyên ngành ngân hàng, chuyên ngành tài chính doanh nghiệp, chuyên ngành tài chính bảo hiểm, chuyên ngành thuế, chuyên ngành định giá tài sản, chuyên ngành đầu tư tài chính…

Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội được làm việc ở các vị trí như: chuyên viên tín dụng ngân hàng, chuyên viên quản trị tài sản và vốn, chuyên viên kế toán kiểm toán nội bộ, chuyên viên định giá tài sản…

Ngành Kế toán

Kế toán là một khối ngành kinh tế khối D được rất nhiều bạn thì sinh lựa chọn. Theo học ngành này sinh viên sẽ biết cách báo cáo, phân tích và kiểm tra hoạt động tài chính của các nhân và tổ chức, doanh nghiệp.

Ngành Kế toán đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các chuyên gia kế toán giúp các cá nhân hay doanh nghiệp quản lý tài chính, thuế, hỗ trợ cho quyết định phát triển kinh doanh và đầu tư. Bên cạnh đó sẽ đảm bảo rằng các tổ chức và cá nhân tuân thủ thực hiện đúng các quy định pháp luật liên quan đến tài chính và thuế.

Ngành Kinh doanh thương mại

Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường thì hầu như các công ty và doanh nghiệp nào cũng cần đến đội ngũ kinh doanh để triển khai các chiến lược phát triển. Sinh viên khi theo học ngành Kinh doanh thương mại sẽ được đào tạo các kiến thức bao gồm: quản trị thương mại xuất nhập khẩu, hoạt động bán hàng, bán lẻ, nghiên cứu thị trường, nghiệp vụ bán hàng, phân tích tài chính, marketing, lập kế hoạch kinh doanh, nghiệp vụ PR,…

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận ở nhiều vị trí công việc như: nhân viên bộ phận bán hàng, nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu, quản lý kho hàng, chuyên viên marketing, PR, chuyên viên chăm sóc khách hàng,…

Ngành Kinh tế đối ngoại

Cac-nganh-kinh-te-khoi-D-luon-co-co-hoi-viec-lam-cao
Các ngành kinh tế khối D luôn có cơ hội việc làm cao

Xem thêm: Danh sách các trường Quân đội tuyển nữ khối D năm 2023

Sinh viên theo học ngành Kinh tế đối ngoại sẽ được đào tạo các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu như: thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế, giao dịch thương mại quốc tế, quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế, đàm phán quốc tế, vận tải và bảo hiểm trong thương mại quốc tế, phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế, xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng và thực hiện các chính sách thương mại,….

Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận ở nhiều vị trí như: chuyên viên phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm, chuyên viên xây dựng và phát triển mối quan hệ với đối tác, khách hàng nước ngoài, chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu, thương lượng và đàm phán để ký kết hợp đồng mua bán quốc tế với các đối tác nước ngoài, chuyên viên bảo hiểm…

Ngành Marketing

Các ngành kinh tế khối D tiếp theo chúng tôi muốn nói đến là ngành Marketing, đây là một trong những ngành rất quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh. Sinh viên theo học sẽ được xây dựng chiến lược tiếp thị sản phẩm/dịch vụ, hướng dẫn nghiên cứu và phân tích thị trường, hướng dẫn cách quảng cáo và tạo dựng thương hiệu. Đây là đều là những yếu tố để giúp doanh nghiệp, tổ chức tăng trưởng doanh số, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thu hút khách hàng và cải thiện vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Ngành Luật kinh tế

Tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta đều cần đến luật pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực hay xảy ra tranh chấp như kinh tế. Vì vậy đây là một khối ngành rất được săn đón và khó thất nghiệp.

Ngành Luật kinh tế được chia ra với các nhóm như: Luật Quốc tế, luật thương mại quốc tế, luật Kinh tế, luật Kinh doanh. Nếu bạn có một tư duy tốt và kỹ năng phản biện thì hãy thử sức với ngành này nhé.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về các ngành kinh tế khối D để bạn tham khảo. Qua đó, hy vọng bạn đọc có thể lựa chọn được ngành học phù hợp với mình.

Rate this post