Nếu như ở Việt Nam, mọi người ưa chuộng sử dụng trang mạng xã hội Facebook nhất thì mạng xã hội Trung Quốc, Facebook không hề tồn tại bởi sự cấm đoán của Chính phủ nước này. Thay vào đó, người Trung Hoa thường dùng 2 mạng xã hội Trung Quốc phổ biến là Weibo và Baidu.
1. Mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc – Weibo
Tên đầy đủ của Weibo là Sina Weibo, do tập đoàn SINA phát hành vào năm 2009, là trang mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc hiện nay, vượt lên các mạng xã hội khác như Zuosa, Fanfao, Taotao hay Renren. Weibo dịch ra tiếng Anh là micro blog, mang nghĩa tiểu blog, nơi mọi người có thể chia sẻ tin tức của mình và cập nhập tin từ người thân, bạn bè, idol…
Mạng xã hội Trung Quốc Weibo được cho là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai mạng xã hội hàng đầu thế giới là Facebook và Twitter. Giống như mạng xã hội Twitter, mỗi bài post trên Weibo đều bị giới hạn ký tự và ở dạng công khai. Bên cạnh đó, Weibo cũng có các tính năng giống Facebook là chèn cảm xúc, hình ảnh, video vào bài post của mình hay comment vào bài post của người khác. Một điều thú vị khác là Weibo ra đời bởi sau cuộc biểu tình ở Tân Cương, Trung Quốc đã hạn chế và cấm hoạt động các trang mạng xã hội nước ngoài. Weibo giống như một phương án thay thế Facebook và Twitter, tuy nhiên nó cũng không tỏ ra hữu dụng trong việc kiểm duyệt thông tin đăng tải lên.
Weibo là mạng xã hội Trung Quốc sự thay thế của Facebook và Twitter
Năm 2012, ngay sau khi Weibo ra đời được 3 năm, trang mạng xã hội này đã thu hút được 503 triệu người dùng, chiếm 78.5% người sử dụng Internet lúc đó. Tính đến thời điểm hiện tại, có đến 30% dân số Trung Quốc sử dụng Weibo. Ngoài ra, số lượng lớn người nước ngoài cũng dùng mạng xã hội này như một cách tiếp cận thần tượng Hoa ngữ của mình và học tiếng Trung. Weibo được rất nhiều người sử dụng đặc biệt là giới trẻ nước này.
2. Mạng xã hội tiếng Trung lớn nhất thế giới – Baidu
Baidu, tên Hán Việt là Bách Độ, là một trang mạng xã hội do Công ty Hữu hạn Kỹ thuật mạng trực tuyến Bách Độ phát hành vào năm 2000, với mục đích cung cấp các dịch vụ tìm kiếm dữ liệu cho các nước sử dụng tiếng Trung Quốc.
Baidu giống như một diễn đàn trực tuyến, nơi mà người dùng không cần đăng nhập tài khoản mà vẫn có thể xem được nội dung. Ngoài ra, mạng xã hội này còn cung cấp các dịch vụ khác như công cụ tìm kiếm trang web, hình ảnh, âm thanh,… tương tự như Google hay bách khoa toàn thư tương tự như Wikipedia.
Tháng 10 vừa qua, Baidu đã cho ra mắt dịch vụ phiên dịch trực tuyến vô cùng hiện đại, sử dụng công nghệ AI, cho kết quả nhanh chóng và chính xác cao. Hiện tại, công cụ này mới chỉ dịch được từ tiếng Anh sang tiếng Trung, từ tiếng Trung sang tiếng Anh và từ tiếng Anh sang tiếng Đức. Trong tương lai, các phiên dịch viên có thể đứng trước nguy cơ thất nghiệp bởi sự tiện lợi và thông minh của sản phẩm này. Baidu còn được xem là công c tìm kiếm thay thế cả google khi google rút khỏi sự có mặt tại Trung Quốc.
Baidu ra mắt dịch vụ phiên dịch tức thời, có độ chính xác cao
➤ Tìm hiểu thêm: Những mạng xã hội Hàn Quốc phổ biến nhất được nhiều người sử dụng
Tuy nhiên, khi trang mạng xã hội của Trung Quốc này tràn vào Việt Nam từ năm 2012, nó lại ẩn chứa nhiều mối nguy hại. Baidu tự cho mình là nơi mọi người có thể tự do chia sẻ quan điểm, nhưng các chủ đề liên quan đến chủ quyền Việt Nam lại không được thiết lập, dẫn đến việc truyền bá tràn lan về xâm phạm chủ quyền biển đảo. Nếu tiến hành thảo luận về Trường Sa và Hoàng Sa, kết quả đều báo là vi phạm quy định pháp luật. Trong khi thảo luận về Tây Sa và Nam Sa (tên Trung Quốc gọi Hoàng Sa và Trường Sa) thì lại được phép.
Dường như sự cấm đoán các trang mạng xã hội nước ngoài như Google, Facebook, Twitter hay Instagram của Chính phủ Trung Quốc lại là cơ hội cho các mạng xã hội trong nước như Weibo hay Baidu phát triển ngày càng lớn mạnh hơn. Trong tương lai, rất có thể Weibo và Baidu sẽ lớn mạnh hơn nữa và vươn ra tầm cỡ quốc tế.