Sống thử trước hôn nhân là vấn đề đang được xã hội quan tâm nhiều hiện nay. Nhiều bạn trẻ cho thấy sự đồng tình và đón nhận như một trào lưu mới mẻ. Điều đó giúp họ có cơ hội tìm hiểu nhau nhiều hơn, có thể thỏa hiệp và nhường nhịn nhau trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên sống thử gây ra nhiều hệ lụy đáng ngại, nhiều người thắc mắc rằng “ sống thử có phạm luật không?” Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm sống thử là gì?
Sống thử trước hôn nhân là việc nam nữ sống chung với nhau và sinh hoạt như vợ chồng. Cùng nhau thực hiện những hoạt động của một cặp vợ chồng đúng nghĩa. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nam nữ trở thành vợ chồng khi mà cả hai người thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng pháp luật. Và ngược lại, nếu hai người không thực hiện đăng kí kết hôn thì cặp đôi này không được công nhận là vợ chồng hợp pháp.
Thực trạng sống thử trước hôn nhân hiện nay
Sự phát triển của nhân loại hiện nay đã kéo theo nhiều sự thay đổi trong xã hội. Trong đó có quan niệm sống thử trước hôn nhân ngày càng phổ biến và không hề xa lạ hiện nay. Ngoài những mặt tích cực thì điều đó còn tồn tại nhiều sự hạn chế. Tình trạng sống thử xuất hiện nhiều với giới sinh viên và công nhân tại các khu công nghiệp hiện nay. Nếu sau một thời gian mà phù hợp thì họ sẽ tiến hành đăng ký kết hôn theo pháp luật. Và ngược lại, cặp đôi nào cảm thấy không phù hợp với nhau thì họ sẽ chia tay trong im lặng. Đây được gọi là tình trạng“sống thử trước hôn nhân”.
Trong giới trẻ hiện nay thì tình trạng “góp gạo thổi cơm chung” ngày càng trở thành một trào lưu “ mốt”. Nhất là trong bối cảnh, đối tượng là sinh viên và công nhân sống xa nhà thì họ thường thiếu thốn tình cảm gia đình. Họ lựa chọn sống chung với nhau để chia sẻ về mặt tinh thần, về tiền bạc hay bất kể một lý do nào đó. Tuy nhiên, điều này cũng để lại không ít hậu quả với những người trong cuộc, nhất là với các bạn nữ giới. Bởi phần lớn, các cặp đôi nam nữ sẽ “ đường ai nấy đi” sau một thời gian chung sống. Điều đó gây ra sự tổn thất về mặt tinh thần và sức khỏe vẫn mang theo.
Sống thử trước hôn nhân có được pháp luật công nhận không?
Trong lối sống hiện nay không còn xa lạ với thực trạng sống thử trước hôn nhân. Bên cạnh đó, đa số mọi người đều chỉ quan tâm đến những mục tiêu trước mắt là thỏa mãn và dục vọng hay tình cảm tức thời, cùng chung sống để chia tiền nhà, hay có nhiều cơ hội tìm hiểu nhau hơn. Lý do đơn giản hơn cả đó mà họ muốn cùng nhau để chia sẻ và làm mọi việc.
Trong đó thì tình trạng sống thử trước hôn nhân không được pháp luật và xã hội công nhận. Với trường hợp nếu phát sinh ra mặt pháp lý như tài sản, con cái hay chia tay thì họ không công nhận. Các cặp đôi ít chịu sự ràng buộc nhau về nghĩa vụ gia đình, thậm chí về trách nhiệm trước các quy định của luật Hôn nhân.
Dưới góc độ pháp lý thì cặp đôi sống chung với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn. Pháp luật về “Hôn nhân và gia đình” nhằm để điều chỉnh quan hệ này. Điều đó được quy định trong điều 14 Luật Hôn nhân gia đình về việc giải quyết hậu quả của việc nam, nữ sống thử trước hôn nhân. Cụ thể, nếu như mối quan hệ này không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Tại điều 15 và điều 16 Luật này quy định về việc giải quyết các vấn đề con cái hay tài sản sẽ được giải quyết. Theo đó, nhằm đảm bảo về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên, nhất là về quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con.
Sống thử trước hôn nhân có vi phạm pháp luật không?
Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định bằng văn bản hướng dẫn liên quan. Theo đó, tình trạng sống thử trước hôn nhân không bị coi là vi phạm pháp luật đồng thời không bị xử lý hình sự và không bị phạt hành chính. Theo đó thì với trường hợp nam chưa vợ và nữ chưa chồng mà sống với nhau tự nguyện thì không hề vi phạm pháp luật gì cả.
Theo luật hiện nay chỉ quy định về trường hợp, người nào đang có vợ hoặc có chồng mà chung sống với người khác như vợ chồng. Kể cả những người chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc có vợ thì đều được coi là vi phạm pháp luật. Tùy theo từng trường hợp thì có thể bị xử lý hành chính khác nhau. Trường hợp nặng hơn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự dựa vào Điều 147 Bộ luật Hình sự về tội “Vi phạm chế độ một vợ, một chồng”.
Trường hợp nếu đang chung sống với nhau như vợ chồng thì các cặp đôi nam nữ có nghĩa vụ thực hiện đăng ký tạm trú theo quy định của Luật Cư trú. Còn với trường hợp không đăng ký thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định rõ về hình thức Xử phạt đối với hành vi bị vi phạm quy định về hình thức đăng ký với quản lý cư trú. Cụ thể, những cá nhân chủ hộ gia đình đều không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú, thường trú; bên cạnh đó có sự điều chỉnh về sự thay đổi trong sổ hộ khẩu với sổ tạm trú. Mỗi người sẽ chịu mức hình phạt từ 100.000 đến 300.000 đồng.
Bài viết trên đây nhằm giải đáp thông tin về “ sống thử có phạm luật không?” hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích khác nhé. Chúc bạn thành công!