Ngành công nghệ thực phẩm có xét tuyển khối C không?

Ngành công nghệ thực phẩm có xét tuyển khối C không? Ngành này ra trường làm gì? là mối quan tâm của nhiều bạn khối C muốn theo học ngành này? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời cho những thắc mắc ở trên nhé.

Giới thiệu về ngành công nghệ thực phẩm

Ngành công nghệ thực phẩm là ngành đào tạo chuyên sâu về công tác chế biến và bảo quản thực phẩm. Mục đích của ngành này chính là đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, sản xuất và bảo quản sản phẩm nhằm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay.

Người theo học ngành này sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức về an toàn thực phẩm, nguyên vật liệu, chế biến, phương pháp nghiên cứu, thiết kế, vận hành các dây chuyền sản xuất thực phẩm, cách đánh giá, phân tích, hóa sinh,….

Hiện nay ngành công nghệ thực phẩm được ứng dụng đa dạng ở mọi lĩnh vực, vì vậy hiện nay đây là ngành nghề nhận được quan tâm và lựa chọn nhiều nhất. Các bạn trẻ nếu định hướng theo đuổi ngành nghề này nên tìm hiểu kỹ các thông tin tuyển sinh, đặc biệt thông tin về ngành công nghệ thực phẩm thi khối nào để đưa ra những quyết định phù hợp nhất.

Nganh-cong-nghe-thuc-pham-co-xet-tuyen-khoi-C-khong
Ngành công nghệ thực phẩm có xét tuyển khối C không?

Xem thêm: Ngành công nghệ ô tô xét tuyển khối C không? Học trường nào?

Ngành công nghệ thực phẩm có xét tuyển khối C không?

Nhiều năm trước ngành công nghệ thực phẩm chỉ xét tuyển khối B dành cho các bạn học tập tốt kiến thức môn Hóa, Sinh. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, theo sự đổi mới trong quy định tuyển sinh của Bộ GDĐT, nhiều cơ sở đào tạo đã mở rộng khối xét tuyển ngành công nghệ thực phẩm với các tổ hợp môn như:

  • Tổ hợp A00 bao gồm: Toán, Vật lí, Hóa học;
  • Tổ hợp A01 bao gồm: Toán, Vật lí, Tiếng Anh;
  • Tổ hợp A02 bao gồm: Toán, Vật lí, Sinh học;
  • Tổ hợp B00 bao gồm: Toán, Hóa học, Sinh học;
  • Tổ hợp B08 bao gồm: Toán, Sinh học, Tiếng Anh;
  • Tổ hợp C01 bao gồm: Ngữ văn, Toán, Vật lí;
  • Tổ hợp C02 bao gồm: Ngữ văn, Toán, Hóa học;
  • Tổ hợp C04 bao gồm: Ngữ văn, Toán, Địa lí;
  • Tổ hợp C08 bao gồm: Ngữ văn, Hóa học, Sinh;
  • Tổ hợp D01 bao gồm: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh;
  • Tổ hợp D07 bao gồm: Toán, Hóa học, Tiếng Anh;
  • Tổ hợp D08 bao gồm: Toán, Sinh học, Tiếng Anh;
  • Tổ hợp D90 bao gồm: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh;

Như vậy với các tổ hợp môn xét tuyển ở trên thì thí sinh đang theo học khối C hoàn toàn có thể xét tuyển và theo học ngành công nghệ thực phẩm.

Các trường Đại học đào tạo ngành công nghệ thực phẩm

Hiện nay trên địa bàn cả nước có rất nhiều trường Đại học có đào tạo và tuyển sinh ngành công nghệ thực phẩm, tuy nhiên mỗi trường sẽ những tổ hợp xét tuyển và mức điểm chuẩn khác nhau, do đó thí sinh cần tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn cơ sở đào tạo phù hợp với năng lực của bản thân.

Một số trường Đại học đào tạo ngành công nghệ thực phẩm hiện nay như:

– Học viện Nông nghiệp Việt Nam;

– Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên;

– Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội;

– Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội, Nam Định).

– Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Huế;

– Trường Đại Học Sao Đỏ;

– Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng;

– Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM;

– Trường Đại học Cần Thơ;

– Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu;

– Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM;

– Đại học Bách Khoa TPHCM;

– Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM;

– Đại học Công nghệ Sài Gòn;

– Đại học Công nghiệp TP. HCM;

– Đại học Nông Lâm TP. HCM;

– Đại học Công nghệ TP.HCM;

– Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long;

– Trường Đại Học Trà Vinh;

– Đại học Hoa Sen.

Sinh-vsinh-vien-theo-hoc-nganh-cong-nghe-thuc-pham-co-co-hoi-viec-lam-rong-mo
Sinh viên theo học ngành công nghệ thực phẩm có cơ hội việc làm rộng mở

Xem thêm: Học viện Cảnh sát Nhân dân có xét tuyển khối C không?

Ngành công nghệ thực phẩm khối C ra trường làm gì?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm có thể làm những công việc có liên quan đến ngành học như:

  • Nghiên cứu và phát triển sản phẩm dinh dưỡng tại các trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm dinh dưỡng ở trong và ngoài nước.
  • Công tác tại các phòng thí nghiệm quản lý chất lượng sản phẩm, các phòng ban nghiên cứu sản phẩm tại các nhà máy, công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, đồ uống.
  • Trở thành những chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm chăm sóc sức khỏe…
  • Làm công tác quản lý chuyên môn, cán bộ kỹ thuật phụ trách dây chuyền sản xuất thực phẩm đóng hộp, đông lạnh, sấy…
  • Thực hiện công tác kiểm tra, bảo quản, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm trong các công ty, nhà máy hoạt động xuất nhập khẩu.
  • Tự mở công ty chuyên chế biến, sản xuất và kinh doanh mặt hàng thực phẩm.
  • Làm giảng viên tại các cơ sở đào tạo có chuyên ngành công nghệ thực phẩm, nấu ăn hoặc các lớp dạy nghề đầu bếp.

Với những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết trên thì các bạn đã có thể biết được ngành công nghệ thực phẩm có xét tuyển khối C không rồi phải không. Hy vọng rằng bài viết có thể giúp bạn đọc lựa chọn và xác định được hướng đi cho tương lai của mình. Chúc các bạn thành công.

1/5 - (1 vote)