Tìm hiểu các trường tuyển sinh khối D Công nghệ thông tin

Ngành công nghệ thông tin có tiềm năng lớn mang đến cơ hội việc làm rộng mở nên được các trường Đại học rất chú trọng tuyển sinh. Vậy khối D công nghệ thông tin cần lưu ý những gì? Thông tin sẽ được cập nhật cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu chung về ngành công nghệ thông tin là gì?

IT (Information Technology) là ngành công nghệ thông tin, thuật ngữ này liên quan đến mạng lưới internet, phần mềm, hệ thống máy tính dùng cho việc xử lý dữ liệu, phân phối, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin qua các hình thức khác nhau.

 

Khối d công nghệ thông tin học được không

Trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin ứng dụng trong việc tạo lập, dẫn truyền, xử lý, lưu trữ và khai thác thông tin.

Ngành học này trang bị cho bạn kiến thức chuyên ngành liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công đồng thời ứng dụng hệ thống phần mềm, cài đặt, thiết kế, vận hành, bảo trì phần cứng, phần mềm máy tính… Về phần người học cần có sự trang bị kiến thức an ninh mạng, đây là lĩnh vực đang được quan tâm hàng đầu trên thế giới hiện nay.

>>> Xem thêm: Các trường đại học nào tuyển sinh ngành Điều dưỡng khối D

2. Ngành công nghệ thông tin có những chuyên ngành nào?

Ngành công nghệ thông tin hiện nay được chia làm 7 chuyên ngành chính:

  • Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu:

Chuyên ngành này chủ yếu tập trung vào nghiên cứu nguyên lý, cách thiết kế, đồng thời nắm được cách xây dựng mạng Internet nội bộ và cả toàn cầu.

  • Robot và trí tuệ nhân tạo (AI)

AI cung cấp kiến thức giúp con người lập trình cho máy tính tự động hóa hành vi thông minh như con người. Tốt nghiệp ngành này giúp các bạn sinh viên có cơ hội đảm nhiệm công việc như: kiến trúc sư mảng dữ liệu, kỹ sư phát triển ứng dụng AI vào các phần mềm, chuyên gia nghiên cứu AI,…

  • Hệ thống thông tin quản lý (MIS)

MIS chủ yếu nghiên cứu công việc tổng hợp dữ liệu theo nhu cầu con người, tổ chức, công ty gồm sản xuất, kinh doanh và vận hành. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội việc làm cực kỳ đa dạng như: chuyên viên tư vấn, thiết kế, lập trình viên, nhân viên đào tạo và kiểm định nghiệp vụ,…

  • Kỹ thuật mạng

Ngành này chủ yếu về an ninh, quản trị mạng, thiết kế và dịch vụ mạng. Khi theo học ngành này thì sinh viên có thể thiết kế mạng, thực hiện các tác vụ liên quan đến vấn đề thuộc quản trị mạng gồm hệ thống lưu trữ thông tin, kết nối đường truyền và cơ sở dữ liệu…

  • Kỹ thuật máy tính

Ngành kỹ thuật máy tính tập trung vào kiến thức về nguyên lý cũng như phương pháp dùng trong thiết kế, phát triển hệ thống phần cứng, phần mềm nhằm phục vụ cho việc vận hành hệ thống phần cứng đó.

  • Công nghệ phần mềm

Đây là chuyên ngành đào tạo chủ yếu về chế tạo, bảo trì và phát triển phần mềm, với các chương trình hoặc ứng dụng. Việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng khá đa dạng gồm: Ứng dụng điện thoại, Lập trình viên thiết kế web, thiết kế games, nhân viên IT,…

  • Khoa học máy tính (Computer Science)

Chuyên ngành này đào tạo chủ yếu về lý thuyết thông tin, tính toán với ứng dụng của tính toán và hệ thống máy tính. Điều đó giúp người học nắm được kiến thức chương trình máy tính.

2. Khối D Công nghệ thông tin lấy điểm chuẩn bao nhiêu?

Tùy vào từng cơ sở đào tạo thì điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin cũng được chia thành 3 dạng dưới đây:

  • Theo phương thức xét học bạ: điểm chuẩn dao động từ 6 – 24 điểm.
  • Theo phương thức xét điểm thi khối D: 14 – 29 điểm.
  • Điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực: dao động khoảng 500 – 900 điểm.

Ngoài mức điểm chuẩn ở trên thì các bạn thí sinh đảm bảo tiêu chí mới có đủ điều kiện trúng tuyển ngành công nghệ thông tin thuộc một số trường bên dưới:

  • Mức điểm chuẩn này chỉ áp dụng với thí sinh thuộc khu vực 3
  • Thí sinh cần có kết quả môn Toán kỳ thi THPTQG >=6.6
  • Thứ tự nguyện vọng <=3

3. Khối D Công nghệ thông tin xét tuyển tại những trường nào?

Với tiềm năng lớn của ngành thông tin thì các trường tuyển sinh khối D ngành này cũng rất đa dạng.

Dưới đây là các trường tuyển sinh khối D ngành Công nghệ thông tin để các bạn tham khảo:

Khối d công nghệ thông tin học được không
Khối d công nghệ thông tin ngày càng được nhiều bạn đăng ký

3.1. Khu vực miền Bắc

STT Trường STT Trường
­1 Đại Học Hà Nội 15 Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
2 Đại học Sao Đỏ 16 Học Viện Quản Lý Giáo Dục
3 Đại Học Tây Bắc 17 Đại Học Công Nghệ Đông Á
4 Đại Học Kinh Bắc 18 Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
5 Đại Học Hàng Hải 19 Đại Học Công Nghiệp Quảng Ninh
6 Đại học Thành Đô 20 Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1)
7 Đại Học Việt Bắc 21 Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
8 Đại Học Hải Phòng 22 Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
9 Đại Học Thành Đông 23 Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
10 Đại Học Điện Lực 24 Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
11 Đại Học Nguyễn Trãi 25 Đại Học Công Nghệ và Quản Lý Hữu Nghị
12 Đại Học Mỏ Địa Chất 26 Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
13 Đại học Thủ Đô Hà Nội 27 Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Đại Học Thái Nguyên
14 Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 28 Đại Học Hà Nội

>>> Xem thêm: Ngành Sư phạm là gì? Có nên học ngành Sư phạm không?

3.2. Khu vực miền Trung

STT Trường STT Trường
­1 Đại Học Vinh 9 Đại Học Phạm Văn Đồng
2 Đại Học Đông Á 10 Đại học Công nghiệp Vinh
3 Đại Học Quy Nhơn 11 Đại Học Dân Lập Phú Xuân
4 Đại Học Nha Trang 12 Đại Học Kiến Trúc Đà Nẵng
5 Đại Học Thái Bình 13 Phân Hiệu Đại Học Đà Nẵng tại Kon Tum
6 Đại Học Phan Thiết 14 Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
7 Đại Học Tây Nguyên 15 Khoa Công Nghệ Thông Tin và truyền thông – Đại Học Đà Nẵng
8 Đại Học Yersin Đà Lạt 16 Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh

3.3. Khu vực miền Nam

STT Trường STT Trường
­1 Đại Học Hoa Sen 14 Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
2 Đại Học An Giang 15 Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
3 Đại Học Mở TPHCM 16 ĐH Tài Nguyên môi trường TPHCM
4 Đại Học Cửu Long 17 Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
5 Đại Học Cần Thơ 18 Đại Học Ngoại Ngữ – Tin Học TPHCM
6 Đại Học Quảng Nam 19 Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long
7 Đại Học Văn Hiến 20 Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM
8 Đại học Kiên Giang 21 Đại Học Giao Thông Vận Tải (Cơ sở Phía Nam)
9 Đại Học Lạc Hồng 22 Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Cần Thơ
10 Đại học Công Nghệ TPHCM 23 Đại Học Công Nghệ Thông Tin – Đại Học Quốc Gia TPHCM
11 Đại Học Công Nghiệp TPHCM 24 Đại Học Gia Định
12 Đại học Hùng Vương – TPHCM 25 Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 2)
13 Đại Học Công Nghệ Sài Gòn 26 Đại Học Dân Lập Văn Lang

4. Có nên thi khối D vào ngành Công nghệ thông tin?

Nhiều người cho rằng, ngành Công nghệ thông tin hầu hết chỉ tuyển sinh khối A và chỉ có thí sinh khối A mới phù hợp với ngành này.

Thực tế thì các bạn khối D lại có khả năng và phù hợp hơn với ngành này. Khối D bao gồm 3 môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh. Trong đó, môn Toán cung cấp cho các bạn một tư duy logic cần thiết thực hiện thuật toán, bài toán khó nhằm trong lập trình.

Còn với môn Văn có chút yếu tố nghệ thuật, cảm xúc, mang đến sản phẩm đẹp, chỉn chu và thân thiện hơn. Điều đó mang đến cảm xúc với người dùng.

Thường các thuật ngữ, câu lệnh, chương trình trong ngành Công nghệ thông tin đều được viết bằng tiếng Anh. Do vậy nếu có năng lực tiếng Anh thì bạn sẽ có tiềm năng phát triển cực kỳ lớn trong tương lai, được tiếp xúc công nghệ mới trên thế giới.

Bên cạnh đó, tiếng anh còn là nền tảng giúp bạn không phải nhớ máy móc như các thí sinh khối A mà không có ngoại ngữ.

Bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu thông tin về khối D công nghệ thông tin nên thi trường nào và có nên học ngành này. Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn thành công!

Rate this post