Học Cao đẳng Y Dược ra làm gì? Có dễ xin việc không?

Học Cao đẳng Y Dược ra làm gì? Có dễ xin việc không?

Được đánh giá là một trong những ngành đào tạo trọng điểm, ngành Y Dược được rất nhiều thí sinh quan tâm. Vậy học Cao đẳng Y Dược ra làm gì? Học Cao đẳng Y Dược có dễ xin việc không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Học Cao đẳng Y Dược ra làm gì? Cơ hội việc làm ngành Y Dược

Những năm tuyển sinh gần đây, Y Dược là ngành học được đánh giá cao. Đây cũng là ngành học trong điểm trong hệ thống đào tạo nhân lực. Bên cạnh hệ đào tạo Đại học thì hiện nay, có rất nhiều trường tuyển sinh hệ Cao đẳng Y Dược và những hệ học khác như Liên thông ngành Y Dược, Văn bằng 2 Y Dược…Sự đa dạng hệ đào tạo đem đến cho người học nhiều cơ hội chọn lựa. Đặc biệt, hệ học Cao đẳng Y Dược được rất nhiều bạn trẻ quan tâm.

Học Cao đẳng Y Dược ra làm gì? Có dễ xin việc không?
Học Cao đẳng Y Dược ra làm gì là vấn đề nhiều thí sinh thắc mắc

Theo đánh giá của những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực thì Y Dược đang là ngành nghề thu hút nhân lực lớn.  Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên… làm việc tại Bệnh viện và những Cơ sở Y tế chưa đáp ứng yêu cầu của người dân. Một kết quả khảo sát cho thấy, ngành y tế hiện nay mới chỉ đáp ứng được 11 cán bộ /10.000 người dân, tỉ lệ này thiếu trầm trọng so với tiêu chuẩn đạt ra của Tổ chức WHO. Theo dự kiến tới năm 2020 nguồn nhân lực cho ngành y tế đất nước ta sẽ cần phải bổ sung thêm: 55.245 bác sĩ; 10.887 dược sĩ; 83.851 điều dưỡng và 65.261 kỹ thuật viên y học.

Thực tế, nhu cầu nhân lực nhóm ngành sức khỏe y tế hiện đang là một xu thế chung trên toàn thế giới. Theo đó, lao động về ngành Y Dược và Điều dưỡng đã trở thành 1 trong 8 nhóm ngành có thể tự do di chuyển và xin việc trong khối cộng đồng chung ASEAN.

Những chuyên gia phân tích nguồn lực cho rằng: hệ thống y tế có các công việc đặc thù như: y sĩ y học cổ truyền, chẩn đoán hình ảnh, kỹ thuật viên xét nghiệm, vật lý trị liệu-phục hồi chức năng, dược sĩ, y tế học đường, hộ sinh, điều dưỡng nha khoa, dinh dưỡng, trình dược viên, … là những nghề mà có cơ hội việc làm cao.

Thêm vào đó, sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 mở ra cơ hội rất lớn cho ngành. Áp dụng những cải tiến từ Cách mạng 4.0 nhiều doanh nghiệp cũng dần lấn sân sang ngành Y Dược, mở rộng cơ hội việc làm đông đảo sinh viên sau khi ra trường đến tận năm 2025.

Có thể thấy, ngành Y Dược đang là khối ngành được đánh giá cao với tiềm năng phát triển cũng như cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có thể làm việc tại tất cả các Bệnh viên, Cơ sở Y tế từ Trung ương đến địa phương, hệ thống bệnh viện, phòng khám tư nhân trên cả nước hay những công ty Dược phẩm, phòng thí nghiệm, Trung tâm xét nghiệm…Tuỳ từng chuyên ngành đào tạo, sinh viên có thể chọn lựa được việc làm phù hợp với năng lực chuyên môn.

>>> Xem ngay Cao đẳng Y Dược Hà Nội để tìm hiểu thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

2. Giải đáp thắc mắc: Cao đẳng Dược có được mở nhà thuốc?

Theo chia sẻ của Bộ phận tư vấn tuyển sinh: Học Cao đẳng Dược có được mở hiệu thuốc hay không là vấn đề nhiều thí sinh thắc mắc khi đăng ký xét tuyển ngành học này.

Tại thời điểm Chính phủ ban hành Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược chưa có loại hình đào tạo cao đẳng Dược, vì vậy tại khoản 1, Điều 15, Nghị định số 79/2006/NĐ-CP chưa đề cập đến bằng cao đẳng Dược. Cục Quản lý Dược sẽ đưa ra xem xét khi sửa đổi, bổ sung các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến hành nghề dược.

Học Cao đẳng Y Dược ra làm gì? Có dễ xin việc không?
Học Cao đẳng Dược, người học chưa có đủ điều kiện mở nhà thuốc mà chỉ được mở quầy thuốc

Tuy nhiên tại các điểm b, c, d khoản 4, Điều 15, Nghị định số 79/2006/NĐ-CP quy định:

Chủ quầy thuốc phải có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên nghiệp Dược (Dược sĩ Trung cấp – hệ đào tạo 02 năm) trở lên và có thời gian thực hành ít nhất 2 năm tại cơ sở dược hợp pháp.

Chủ đại lý bán thuốc của doanh nghiệp phải có văn bằng dược tá (hệ đào tạo 12 tháng) trở lên và thời gian thực hành ít nhất 2 năm tại cơ sở dược hợp pháp;

Người quản lý tủ thuốc trạm y tế phải có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên và có thời gian thực hành về dược ít nhất 2 năm tại cơ sở Dược hợp pháp. Trường hợp chưa có người có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên thì phải có người có trình độ chuyên môn từ y sĩ trở lên đứng tên.

Như vậy, người có bằng tốt nghiệp cao đẳng Dược đã thực hành ít nhất 2 năm tại cơ sở Dược hợp pháp có thể được cấp chứng chỉ hành nghề là chủ quầy thuốc, chủ đại lý bán thuốc của doanh nghiệp, người quản lý tủ thuốc trạm y tế.

Trên đây là thông tin về cơ hội việc làm ngành Y Dược. Hi vọng bài viết đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả.

Rate this post